Trẻ biếng ăn, nhẹ cân là một trong những nổi ám ảnh kinh hoàng của 80% các bố mẹ bỉm sữa. Thật sự đau đầu khi trẻ đối diện với bữa ăn bằng tâm trạng chán nản, sợ hãi. Vậy thì làm cách nào để trẻ cải thiện tình trạng biếng ăn và làm cách nào để tăng cân cho trẻ mầm non??? Dưới đây Brighton sẽ chia sẻ bí quyết cho mẹ nhé!
Nguyên nhân khiến trẻ “SỢ ĂN” và cách
Áp lực từ những bữa ăn đầu đời là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ “SỢ ĂN” do tâm lý. Chính vì vậy hãy rút kinh nghiệm cho những đứa trẻ sau này của bạn “hãy biến bữa ăn của trẻ thành một trò chơi hoặc tạo cho chúng cảm hứng tích cực đối với đồ ăn”. Tuy nhiên để làm được điều đó mẹ bỉm cũng cần chuẩn bị rất nhiều thứ cộng với tâm lý vững vàng và không được nổi cáu nếu chúng không hợp tác.
Nếu nói trắng ra lý do khiến con trẻ “SỢ ĂN” là do “MẸ: thì thật là nhẫn tâm, nhưng sự thật là thế. Vì tình yêu thương và lo lắng vô bờ bến của mẹ mà vô tình khiến những đứa trẻ cảm thấy áp lực. Vậy cuối cùng chúng ta phải làm sao với những đứa trẻ “SỢ ĂN”?
1. Món ăn yêu thích
Hãy cho những đứa trẻ của bạn thưởng thức những món ăn chúng yêu thích, đừng ép khẩu vị của mình vào những đứa trẻ. Điều này sẽ tạo được cảm hứng với đồ ăn và kích thích được khẩu vị ở trẻ. Nếu những món ăn mà trẻ yêu thích thiếu đi một vài nhóm chất cần thiết, đừng lo mà hãy bổ sung chúng bằng những bữa phụ.
2. Kiên nhẫn
Kiên nhẫn chính là một trong những điều mà mẹ phải làm được, đặc biệt với những đứa trẻ cá tính mạnh. Nếu bạn đã để trẻ được thoải mái lựa chọn món ăn, nhưng trẻ vẫn không hợp tác và không thể ăn hết phần ăn của mình trong 30 phút, bạn hãy cho trẻ ngừng tiếp tục bữa ăn đó. Hãy chờ đến bữa phụ, và tiếp tục cho trẻ được thoải mái, nếu trẻ vẫn không ăn hết bữa phụ bạn cũng đừng mất kiên nhẫn mà hãy để bé nhịn. Và bắt đầu lại ở bữa chính thứ 2 trong ngày, có rất nhiều trẻ đến đây vẫn chưa hợp tác, bạn đừng lo chúng sẽ không kiệt sức được đâu, hãy mặc kệ chúng bạn chỉ việc dọn đồ ăn và bấm giờ để dọn đồ ăn đi. Đến bữa phụ thứ hai bạn có thể hỏi những đứa trẻ của bạn có muốn dùng bữa phụ không, nếu chúng từ chối hãy chấp nhận điều kiện của trẻ và chờ đến bữa chính thứ 3 trong ngày. Hãy tiếp tục làm một bà mẹ kiên nhẫn và nhẹ nhàng hỏi trẻ muốn ăn gì, hãy đáp ứng trẻ và tiếp tục bấm giờ, chắc chắn bữa ăn này trẻ sẽ có chút ngon miệng hơn, nhưng cũng có một số trẻ dù ngon miệng hơn nhưng vẫn có thói quen “vừa ăn, vừa nhơi” thế nên đúng 30 phút bạn hãy dừng thời gian ăn của trẻ lại dù trẻ vẫn còn ăn, và nhớ nói với trẻ 1 bữa ăn chỉ được kéo dài 30 phút con đã không nghiêm túc ăn trong thời gian quy định, hãy cố gắng ăn nhanh hơn vào ngày mai nhé.
Mẹ đừng lo, con trẻ sẽ kiệt sức nếu không được ăn đầy đủ. Mẹ hãy kiên nhẫn và vui vẻ để trẻ có thời gian thích nghi, trẻ sẽ dần lấy lại được khẩu vị và hào hứng hơn với những bữa ăn không bị áp lực. Mẹ hãy biếng tấu những món ăn của trẻ trở nên thú vị hơn với những hình thù hoặc màu sắc bắt mắt bằng rau củ,…
3. Không cho phép trẻ vừa ăn vừa xem tivi hoặc chơi điện thoại
Đây chính là một trong những sai lầm của mẹ khi tới giờ ăn là mở tivi hoặc điện thoại để thu hút sự tập trung của trẻ, khiến trẻ bị phân tâm và không thể thưởng thức được đồ ăn. Hãy để trẻ ngồi ở vị trí bàn ăn, và ở đó không có bất kỳ cái gì ngoài đồ ăn, chắc chắn thời gian đầu trẻ sẽ không hợp tác hoặc lỡ đễnh. Nhưng hãy kệ chúng, bạn hãy kiên nhẫn như ở điều 2, như vậy trẻ sẽ dần ý thức được đến giờ ăn là chỉ tập trung vào việc ăn, nếu ăn không kịp hoặc bỏ bữa mình sẽ phải chịu sự dằn vặt của cái dạ dày đến bữa ăn tiếp theo.
Cách tăng cân cho trẻ mầm non
Làm sao giải quyết tình trạng biếng ăn, chậm tăng cân kéo dài gây suy dinh dưỡng, luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ khi nuôi con nhỏ. Nếu tình trạng này xảy ra trong những năm đầu đời sẽ tác động không nhỏ tới sự phát triển về thể chất, tinh thần và trí tuệ hiện tại của trẻ và còn dẫn đến hậu quả là trẻ bị thấp còi và có nguy cơ dễ mắc các bệnh mãn tính về sau.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm tăng cân, trong đó chủ yếu là do người nuôi dưỡng thiếu hiểu biết về kiến thức dinh dưỡng dẫn đến sai lầm trong cách chăm sóc, chế độ ăn không cân bằng, thiếu số lượng và chất lượng các dưỡng chất cho trẻ… Và còn có thể do trẻ thường xuyên bị ốm, kém hấp thu, chạy nhảy nhiều gây tiêu tốn calo hoặc do trẻ bị ép ăn không đúng cách gây biếng ăn tâm lý…
Vậy phụ huynh cần làm gì để giúp bé?
- Cần đưa con đi khám BS chuyên khoa Dinh dưỡng định kỳ hàng tháng để được BS theo dõi sự tăng trưởng của con (về cân nặng, chiều cao…), khám phát hiện sớm vấn đề, tìm nguyên nhân, điều trị các rối loạn và tư vấn cách chăm sóc con phù hợp.
- Đối với trẻ dưới 12 tháng, cần theo dõi chăm sóc kỹ lưỡng hơn trẻ lớn. Mẹ cần xem lại cách cho con bú mẹ có đúng kỹ thuật chưa? Tổng lượng sữa con bú mỗi ngày? Chất lượng sữa mẹ và cách ăn uống của mẹ khi đang cho con bú? Chất lượng và số lượng bữa ăn dặm có phù hợp với tháng tuổi con chưa?… để điều chỉnh kịp thời.
- Sau 1 tuổi, trẻ cần được kiên trì tập cho ăn đủ 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn chính và tập ăn luôn cả xác với độ thô tăng dần (bao gồm nhóm tinh bột, đạm (thịt, cá, tôm, cua, lươn, ếch, trứng, rong biển, đậu đỗ…), béo (thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn vào mỗi chén cháo, cơm…), rau củ và trái cây. Không nên cho trẻ ăn cháo xay kéo dài sẽ làm con rất ngán. Nhớ nêm nhạt và dùng muối I-ốt cho con. Hãy tập cho con ăn đa dạng, đủ loại thực phẩm trong ngày và thay đổi món cho con thường xuyên mỗi ngày để con không nhàm chán và cung cấp cho bé yêu đủ các dưỡng chất thiết yếu.
- Bên cạnh các bữa ăn, khi trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, cần đảm bảo cung cấp thêm cho con mỗi ngày ít nhất 500 ml sữa. Nếu con thiếu sữa mẹ hay mẹ phải đi làm, nên chọn cho con loại sữa công thức phù hợp để thay thế và nhớ tập cho con ăn thêm sữa chua, phô mai thường xuyên để giúp con có đủ Canxi giúp phát triển chiều cao tối ưu. Việc ăn sữa chua thường xuyên còn giúp bé bổ sung các lợi khuẩn đường ruột, tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thu của con.
- Cần cho bé ăn và uống sữa nhiều lần hơn trong ngày vì dạ dày trẻ em nhỏ nên mỗi lần chỉ ăn được một ít. Chú ý tăng thêm độ đặc của chén cháo, cơm và đảm bảo cung cấp đủ chất béo cần có trong mỗi chén. Nên bổ sung thêm các loại sữa giàu năng lượng và dưỡng chất để giúp con mau tăng cân.
- Cuối cùng, rất cần tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho bữa ăn, giúp con cảm thấy thú vị khi ăn và khám phá các món ăn mới, tránh la mắng hay xử phạt bé trong lúc ăn vì sẽ làm bé sợ luôn các bữa ăn về sau và hãy là tấm gương tốt cho con trong việc ăn uống lành mạnh như tập thói quen ăn nhiều rau xanh và trái cây do con cái chúng ta luôn học hỏi xung quanh bằng cách quan sát và bắt chước.