Tin tức

Dạy con theo cách của Mỹ, Do Thái hay Nhật Bản?

Brighton Montessori

Lựa chọn cách dạy con hiện nay là một trong những chủ đề HOT nhất trong các diễn đàn của các ông bố bà mẹ bỉm sữa. Trước đây, ông bà dạy con theo cảm tính và nguyên tắc “thương cho roi cho vọt” liệu rằng với sự phát triển của thời đại và sự mở rộng khái niệm sống “Tây hóa” thì cách dạy con “truyền thống” của người Việt còn mang lại hiệu quả giáo dục không? Và hiện nay có ba cách dạy con nổi tiếng được cả thế giới áp dụng là dạy con kiểu Mỹ, dạy con kiểu Nhật, dạy con theo người Do Thái; vậy cách dạy con nào tốt nhất? dễ ứng dụng nhất với trẻ nhỏ ở Việt Nam và mang lại hiệu quả tốt nhất? Hãy cũng Brighton đọc hết bài viết hôm nay nhé.

Dạy con theo cách của Mỹ, Do Thái hay Nhật Bản?

Dạy con theo cách của Mỹ, Do Thái hay Nhật Bản?

Dạy con chủ đề muôn thuở khiến bố mẹ bỉm đau đầu, hiện nay trên thế giới có rất nhiều cách dạy con được truyền nhau, trong đó có ba cách dạy con nổi tiếng nhất chính là dạy con kiểu Mỹ, dạy con kiểu Nhật và dạy con theo người Do Thái. Vậy cách dạy con nào tốt nhất và phù hợp nhất đối với những đứa trẻ của bạn?

Người Việt Nam truyền thống có cách dạy con rất cảm tính, không theo bất kỳ quy luật nào, tuy nhiên không thể bác bỏ cách dạy con của ông cha ta ngày xưa, “thương cho roi cho vọt” đã mang đến cho đất nước rất nhiều nhân tài, tuy nhiên cách dạy con bằng “roi” mang lại những điều khá tiêu cực ở thời điểm hiện tại.

Như vậy cách dạy con theo cảm tính và roi vọt ở thời điểm hiện tại không còn phù hợp nữa. Các bậc làm bố mẹ cần tìm một giải pháp dạy con toàn diện và phù hợp với con của mình hơn. Dưới đây chúng ta hãy tìm hiểu ba cách dạy con thịnh hành nhất hiện nay nhé.

1. Dạy con kiểu Mỹ

Mỹ luôn là cường quốc đứng đầu thế giới về nhiều lĩnh vực: kinh tế, quốc phòng, công nghệ… đặc biệt là vấn đề giáo dục trẻ nhỏ, điều mà nhiều công dân quốc tế cảm phục và noi theo. Những ưu điểm, tính cách, thói quen tốt của người Mỹ hiện tại là thành quả của hệ thống giáo dục từ gia đình, nhà trường đối với quá trình phát triển nhân cách con trẻ.

Dạy trẻ tính tự lập, ý thức khi còn rất nhỏ

Dạy trẻ tính tự lập, ý thức khi còn rất nhỏVừa được sinh ra, trẻ đã được bố trí ngủ riêng, tách biệt với người thân. Điều này giúp trẻ tránh phụ thuộc quá nhiều vào người trong gia đình. Khi trẻ lên hai, người lớn dạy trẻ các kỹ năng tự phục vụ bản thân như: lấy đồ ăn, uống nước hoặc sữa, tự vui chơi và tự đứng dậy khi ngã. Ba mẹ và thầy cô luôn kiên trì, vừa hướng dẫn vừa khích lệ để tạo những thói quen tự lập cho trẻ đến khi nào trẻ có thể thực hiện những thói quen đó thành thạo. Họ cho rằng nắm bắt các kỹ năng cơ bản tự phục vụ nhu cầu bản thân sẽ giúp trẻ tăng cường tính độc lập, có ý thức khi trưởng thành.

Làm gương, tôn trọng và kiên trì giải thích cho trẻ

Làm gương, tôn trọng và kiên trì giải thích cho trẻKhông riêng gì ở Mỹ, hầu hết trẻ con trên thế giới hay nhìn những hành động của người lớn mà làm theo. Vì vậy ba mẹ và người lớn ở Mỹ rất chú ý đến cách cư xử chuẩn mực của mình trong giao tiếp. Họ thường xuyên lập đi lập lại những điều tốt trước mặt trẻ và hạn chế tối đa những thói quen xấu khi có sự hiện diện của chúng.

Trẻ em Mỹ rất được người lớn tôn trọng, nhưng trong tính kỉ luật. Khi trẻ phạm lỗi như nói dối, vô kỷ luật, bỏ ăn hoặc vô lễ, người lớn sẽ phạt trẻ bằng cách cắt giảm đồ chơi, giờ chơi, hoặc những thứ liên quan đến sở thích của trẻ. Điều cấm kỵ lớn nhất khi phạt trẻ là quát mắng, đánh đòn hoặc đe dọa. Bởi trẻ con thì vẫn là trẻ con, vẫn còn rất non nớt. Khi trẻ nghĩ mình không được người lớn tôn trọng và chấp nhận, chúng sẽ mang cái tôi rất lớn, có thể dẫn đến thiếu tôn trọng ba mẹ và người lớn tuổi. Do vậy các bậc cha mẹ Mỹ hiểu rằng, họ sẽ có nhiều lần tức tối, nổi giận và mất bình tĩnh với 1 đứa trẻ bướng bỉnh, nhưng không được mất kiểm soát tới mức dạy con theo kiểu “ăn miếng trả miếng”, phải luôn tỉnh táo và nghiêm khắc với trẻ con đúng lúc.

Trẻ nhỏ luôn hiếu kỳ và hay thắc mắc về môi trường sống xung quanh. Trách nhiệm của người lớn là giải thích, hướng dẫn chứ không áp đặt và lờ đi hoặc tránh né khi trẻ vặn hỏi.

“Biết vâng lời” và “biết hợp tác” – hai khái niệm khác nhau của trẻ

Với ba mẹ Mỹ, khái niệm “con ngoan” không phải là “biết vâng lời” mà chỉ cần trẻ “biết hợp tác”. Những lúc trẻ ương bướng và bất hợp tác, ba mẹ không phạt con kiểu đe dọa, mắng mỏ, hay quy kết trẻ “hư đốn”, thay vào đó họ sẽ nghiêm nghị sữa chữa, hoặc đánh vào sở thích của trẻ để dẫn dụ như vậy trẻ sẽ hợp tác một cách hoàn toàn tự nguyện và tự nhiên.

Dạy trẻ cư xử nhân bản, hòa nhập, và có trách nhiệm xã hội

Trẻ em Mỹ luôn phải thích ứng với sinh hoạt trong gia đình và tuân thủ những quy tắc cơ bản bao gồm cả phép lịch sự nơi công cộng, quan hệ xã hội. Chúng luôn được dạy phải nói lời cám ơn khi ai đó đưa món đồ cho mình hoặc tỏ thái độ vui vẻ khi có khách đến nhà…

Ba mẹ Mỹ luôn hướng dẫn trẻ cách chào đón các bạn mới. Nguyên tắc chung mà họ luôn truyền đạt cho trẻ đó chính là nếu trẻ không hòa đồng thì sẽ không thể tham gia vào bất cứ trò chơi tập thể nào khác cùng các bạn.

Khác với văn hóa nhiều nơi hay bao bọc và che chở khi trẻ gây ra lỗi lầm, người Mỹ luôn hướng trẻ phải chịu trách nhiệm do chính những lỗi của mình gây ra và tìm cách hóa giải những khó khăn ấy. Họ chỉ động viên và giúp đở trong phạm vi mang tính giáo dục.

Trao “quyền” cho trẻ

Trong khi trẻ em các nước trên thế giới vẫn còn rụt rè khi đi học hoặc giao tiếp xã hội đơn thuần thì trẻ em Mỹ rất mạnh dạn, rất tự tin. Bí quyết để có những đứa trẻ ngoan, biết hợp tác, vâng lời là “trao quyền” cho trẻ và để chúng cảm nhận được những “quyền” này:

  • Trao cho con niềm tin
  • Trao cho con sự tôn trọng
  • Trao cho con quyền bình đẳng
  • Trao cho con sự đánh giá cao bản thân
  • Trao cho con sự khích lệ

Tại Mỹ nơi mà nhân quyền rất được coi trọng, trẻ em càng được quan tâm và chăm sóc đặc biệt. Không phân biệt sắc tộc màu da, trẻ em Mỹ luôn được Chính phủ và người dân xem là “tài sản” quốc gia; cần phải được yêu thương, gìn giữ và phát huy tối đa các tiềm lực phát triển. Đây là một trong những nguyên nhân làm nên đất nước Mỹ ngày càng vững mạnh về kinh tế, luôn dẫn đầu thế giới về nhiều lĩnh vực.

2. Dạy con kiểu Nhật

Dạy con kiểu Nhật cần bắt đầu từ sớm, ngay giai đoạn mang thai và sơ sinh bởi bất kỳ đứa trẻ nào mới chào đời cũng như nhau. Sự khác biệt chính là do cách cha mẹ nuôi dạy. Giai đoạn mẫu giáo cũng rất quan trọng để hoàn thiện nhân cách nền tảng của bé.

Dạy con kiểu Nhật không tốn quá nhiều thời gian trong giai đoạn bé bắt đầu đi học tiểu học. Bởi vì trước đó, chính cách dạy con tỉ mỉ của các bố mẹ Nhật đã uốn nắn bé theo “đường ray” nhân cách của xã hội ngay từ đầu. Bé có thể tự ý thức được về việc học cũng như tính cách cá nhân của mình.

Đất nước Nhật Bản vốn được cả thế giới ngưỡng mộ bởi phương pháp giáo dục rất riêng và hiệu quả. Nền giáo dục của đất nước Mặt Trời mọc này luôn đề cao tính tự giác của mỗi cá nhân, cho nên từ bé, trẻ em Nhật Bản đã được giáo dục phải luôn dựa vào bản thân mình, sống tự lập và có trách nhiệm.

1. Dạy con kiểu Nhật bằng những câu khẩu hiệu ngắn

Trẻ nhỏ thích những gì trực quan, vui nhộn và dễ nhớ. Vì vậy, Bộ Văn hóa, Thể thao, Khoa hoc và Công nghệ Nhật Bản đã đề ra phong trào đặt khẩu hiệu trong gia đình để khuyến khích sự trao đổi trong gia đình. Những câu khẩu hiệu như “Sáng rồi! Dậy sớm! Đi bộ! Cơm ngon!”; “Đi ngủ trước 21h sẽ luôn luôn khỏe mạnh”; “Hãy tuân thủ nhé – Cam kết nhỏ mấy – Cũng đừng có quên”. Các khẩu hiệu này thật gần gũi, dễ nhớ và bất cứ gia đình nào cũng có thể áp dụng.

2. Cha mẹ cần nắm quyền quyết định

Một khi đã đặt ra các quy tắc, bạn cần duy trì thực hiện chúng. Trẻ nhỏ rất dễ thay đổi, có khi bé đồng ý tuân theo nhưng có khi bé lại giãy nảy lên đòi hỏi một điều gì đó. Một điều quan trọng trong quy tắc dạy con kiểu Nhật đó là, cha mẹ không nên dễ dàng đáp ứng các đòi hỏi của con. Hãy tập cho bé thói quen chịu đựng!

3. Nghiêm khắc trách phạt khi con làm sai

Hãy ngăn chặn tư tưởng “chỉ cần tốt cho mình là đủ” hay “không cần tuân thủ quy tắc”. Đối với những hành vi sai của trẻ, bạn cần nghiêm khắc phê bình hay đưa ra hình phạt thích hợp. Và để làm được điều này, bạn hãy là người cha, người mẹ gương mẫu. Hãy tuân thủ các nguyên tắc và cho bé thấy điều đó. Một khi là người cha, người mẹ được con cái kính trọng và tin tưởng, bạn sẽ không gặp khó khăn khi thuyết phục con nghe lời.

4. Những điều người Nhật dạy con khiến “cả thế giới ngưỡng mộ

Nếu bỏ lỡ giai đoạn sơ sinh thì thời điểm con đang lớn cha mẹ vẫn có thể áp dụng nuôi dạy con kiểu Nhật dưới đây:

  1. Học giỏi thông minh không quan trọng bằng nhân cách tốt, trung thực và có tình
  2. Môi trường sống và học tập rất quan trọng vì người Nhật luôn cố gắng dọn đến nơi tốt hơn nếu có thể
  3. Thương con nhưng quyết không nuông chiều. Biếng ăn thì cứ nhịn. Kêu thì cứ kêu. Cha mẹ thường không can thiệp vào những chuyện nhỏ nhặt này. Vì không biết tuyệt thực là gì, đói trẻ sẽ ăn. Tuyệt đối không bắt ép, không quát mắng hay cằn nhằn. Ăn là việc nghiêm túc, phải đúng giờ, không bạ đâu ngồi đấy.
  4. Phải tôn trọng, tế nhị và ứng xử thông minh. Cho con tự quyết các vấn đề của mình.
  5. Phải dạy con trung thực bằng cách chính cha mẹ không được nói dối trong nhà và ngoài đời.
  6. Nếu con đang làm việc gì không ảnh hưởng tới người nào, vô hại, không nguy hiểm thì không nên can thiệp.
  7. Khi con lên 5 tuổi, nên dạy con cách tiêu tiền. Mẹ cha có thể cho bé tiền lẻ tiêu vặt và kiểm soát chuyện chi tiêu.
  8. Phải dạy con biết dũng cảm, biết chịu trách nhiệm về những việc bản thân làm. Dạy con biết chờ đợi. Dạy về nghĩa và tình. Cuộc sống cho và nhận là hai chiều. Người hạnh phúc là người thường nhận ít và cho đi rất nhiều. Ở trường học phải kỷ luật, ôn tồn không được đánh bạn trước. Nhưng nếu có ai đánh con vẫn có thể phòng vệ hoặc đánh trả nếu cần, không mách cô hay kêu la. Lúc về nhà nếu không muốn có thể giữ im lặng.
  9. Thất bại là việc bình thường. Ngã ở đâu thì tự đứng dậy không chờ ai tới nâng đỡ.
  10. Trẻ con hay ốm vặt, đây là chuyện không đáng lo. Ngay cả chuyện con ra nắng hay dầm mưa suốt ngày cũng bình thường. Cứ để trẻ thoải mái tiếp xúc với thiên nhiên. Nhờ vậy trẻ sẽ cứng cáp hơn.
  11. Học không nhất thiết cứ cầm sách ê a. Học là chơi là nghịch là la hét ầm nhà.
  12. Bố mẹ luôn phải dành thời gian chơi với con dù bận rộn như thế nào. Các trò chơi thơ ngây nhưng con thích, con cười. Tiếng cười rất quan trọng giúp con đứng vững giữa đời đầy bão giông.

3. Dạy theo người Do Thái

Các trẻ em Do Thái luôn được bố mẹ dạy làm việc chăm chỉ, biết quản lý thời gian. Tuy dân số rất chỉ có 13 triệu dân nhưng đã có 40% tỷ lệ người đoạt giải Nobel. Bí quyết thành công của họ chính là việc nuôi dạy con cái.

Luôn khuyến khích trẻ tự lập

Để giúp con trưởng thành từ khi còn nhỏ, người Do Thái luôn dạy con mình cách tự lập. Họ dạy con tự ăn, tự cầm muỗng đũa, tự làm những việc trong độ tuổi bé có thể làm. Chẳng hạn như nếu bạn đến bất kỳ quán cafe nào ở Isarel, không khó để bắt gặp những trẻ em Do Thái tự ngồi ăn một mình dù mới chỉ khoảng 1 tuổi.

Bố mẹ Do Thái luôn tạo điều kiện để con học tập, tự lập làm mọi việc trong khả năng, sức khỏe cho phép của bé. Ở Việt Nam, đa số bố mẹ sợ con mình còn quá nhỏ để có thể tự làm mọi việc, minh chứng cụ thể rằng dù bé đã 4, 5 tuổi nhưng vẫn được bố mẹ xúc cho ăn cơm hằng ngày. Chính những điều này đã hình thành cho trẻ thói quen dựa dẫm vào cha mẹ, được cha mẹ bao bọc, tương lai khó có thể thành tài.

Không ra lệnh, chỉ gợi ý

Họ không giờ ra lệnh bất kỳ điều gì để làm theo vì những việc này rất giống những tay độc tài. Thay vào đó, bố mẹ sẽ là người đưa ra những gợi ý cho con và cho con tự quyết định theo mong muốn của mình. Bố mẹ cũng sẽ không bao giờ giám sát con liên tục, xuất hiện mọi lúc mọi nơi bên con mà sẽ để trẻ tự do trong khuôn khổ an toàn của riêng mình.

Tuy nhiên cách giáo dục này sẽ có hai mặt, vì những nhận định trẻ con của bé có đôi lúc sẽ thất bại khiến bé cảm thấy chán nản và không còn hứng thú để thực hiện. Các bậc phụ huynh Do Thái cũng vô cùng cởi mở với những sai lầm, thất bại này và giúp đỡ con để bước tiếp. Nếu con bị điểm thấp ở trường lớp, họ sẽ không chê bai con mà sẽ cùng con tìm ra vấn đề và giải quyết.

Dạy con đọc sách từ bé

Sách rất quý giá đối với người Do Thái, họ xem sách như một tài sản vô giá. Thế nên họ luôn dạy con đọc sách từ khi bé và dạy con biết trân trọng những quyển sách. Ngay từ lần đầu tiên tiếp xúc với những cuốn sách thì họ sẽ nhỏ một giọt mật ong vào cuốn sách và cho trẻ hôn lên cuốn sách.

Họ muốn cho con mình nhớ những khoảnh khắc ngọt ngào đầu tiên khi con chạm tay vào quyển sách. Bởi người Do Thái tin rằng nếu bé biết trân trọng sách thì sách cũng sẽ cho con những tri thức ngọt ngào. Vì thế, người Do Thái luôn chiếm tỉ lệ phần trăm các nhà khoa học đạt giải Nobel hàng đầu thế giới.

Khen ngợi trẻ ngay khi có thể

Bố mẹ Do Thái luôn khen ngợi con, ngay khi trẻ còn chưa hiểu ngôn ngữ của cha mẹ. Những hoạt động của bé như biết vẽ hay biết nói đều sẽ được bố mẹ ngợi khen từ những hành động cụ thể. Điều đặt biệt ở gia đình Do Thái là các bé sẽ được bố mẹ khen ở nơi đông người vì các bé cảm nhận được sự tôn trọng, hiện diện và vị trí của mình trong xã hội.

Nếu trẻ đạt được thành tích ấn tượng, xuất sắc bố mẹ và tất cả thành viên trong gia đình sẽ vỗ tay khen ngợi và dành những lời chúc mừng yêu thương đến bé. Điều này sẽ giúp trẻ nâng cao lòng tự trọng, thúc đẩy tinh thần học hỏi và cung cách làm việc của trẻ.

Hãy tin tưởng con mình

Bố mẹ Do Thái luôn tin tưởng con khi họ giao cho bé làm một việc nào đó trong khả năng, họ tin rằng con mình sẽ hoàn thành chúng một cách thật xuất sắc. Một việc nghe có vẻ kỳ lạ là khi con họ đạt đạt điểm cao hoặc dành chiến thắng trong một cuộc thi nào đó, phần thưởng họ dành cho con chính là sự tin tưởng tuyệt đối.

Nhưng đối với cha mẹ Việt Nam họ thường cho con bánh kẹo hoặc một món đồ chơi mà con yêu thích. Cách giáo dục của người Do Thái hoàn toàn khác với các bố mẹ trên thế giới vì họ tin rằng sự tin tưởng con mình chính là phần thưởng giá trị nhất cho các con, điều này thể hiện rằng, con bạn đã lớn, đã trưởng thành hơn rồi đấy.

Học cách chấp nhận việc bày bừa

Các bậc phụ huynh Do Thái cho rằng trẻ con luôn tò mò, thắc mắc về mọi thứ xung quanh và còn rất tham chơi nhưng việc này sẽ được thay đổi khi chúng lớn lên. Vì thế, khi vui chơi cha mẹ luôn cho con tự do, thoải mái bày bừa những đồ chơi con yêu thích mà chẳng sợ cha mẹ quát mắng hay đe dọa.

Bố mẹ Do Thái sẽ không la mắng khi bé không gọn gàng mà họ còn tạo điều kiện để con được tự do chơi và bày bừa khắp nơi. Đây chính là cách để con phát triển tư duy về sau.

Luôn để trẻ thỏa thích khám phá

Khác với những bố mẹ trên thế giới, cha mẹ Do Thái sẽ không bao giờ la mắng hay cầm roi chạy theo sau con để yêu cầu con không được làm cái này, không được chơi cái kia. Vì trẻ con luôn rất hiếu động và thừa năng lượng, chính vì vậy chúng cần phải được thể hiện năng lượng ra ngoài.

Phụ huynh Do Thái tin rằng, cách giáo dục để trẻ tự do, thỏa thích khám phá những gì bé thích và thế giới xung quanh thì sẽ giúp trẻ tự tin và thành công hơn khi trưởng thành.

Mọi nỗ lực của trẻ đều đáng ghi nhận

Các bậc phụ huynh Do Thái tin rằng mọi nỗ lực của trẻ đều đáng ghi nhận dù lớn hay nhỏ đều được bố mẹ khen thưởng. Ví dụ như khi con họ viết những dòng chữ ngoằn ngoèo trên chiếc khăn ăn, bố mẹ cũng tự hào khen gợi và giới thiệu với cả nhà như một bức tranh.

Người Do thái cho rằng, cách giáo dục này sẽ giúp con cảm thấy tự tin, vui vẻ về những thành quả mà con làm ra. Sau này, con sẽ cố gắng nhiều hơn, phát triển tích cực và đạt thành tích cao hơn.

Không gán ghép những từ tiêu cực cho con

Bố mẹ Do Thái không bao giờ nói với con những câu: “Con là người xấu” “Con là đồ lười”… và họ sẽ không bao giờ gán ghép những từ mang nghĩa tiêu cực. Nhưng họ sẽ thay thế những câu nói đó bằng câu nói: “Một đứa trẻ ngoan ngoãn như con tại sao lại gây ra hành vi đáng tiếc như vậy?”

Đặc biệt, khi trước mặt người ngoài và những đứa trẻ khác, bố mẹ sẽ không bao giờ chỉ trích, la mắng, họ sẽ tìm cách uyển chuyển hơn để truyền đạt cho con. Người Do Thái ý thức và nắm bắt rất rõ những khuyết điểm, hành động xấu của con, họ sẽ khéo léo uốn nắn, dạy dỗ lại con cái mà không để người ngoài can thiệp.

Chịu trách nhiệm với hành vi của bản thân

Chịu trách nhiệm với hành vi của bản thân là điều người Do Thái rất xem trọng, họ luôn làm gương cho con học hỏi, noi theo. Trước mặt con, cha mẹ Do Thái luôn hành động thận trọng và tỏ ra nghiêm túc với mọi hoạt động, quyết định.

Khi con họ có hành động sai, họ luôn dạy con họ phải chịu trách nhiệm trước những hành vi mình gây ra vì việc này sẽ dạy bé có trách nhiệm, ý thức được những hành động, lỗi lầm và sửa đổi hành vi về sau.

Dạy trẻ cách quản lý thời gian

Ngay từ khi còn nhỏ, các bé đã được bố mẹ dạy cách phải làm việc chăm chỉ và biết cách quản lý thời gian hợp lý để mọi việc không chồng chéo lên nhau. Cha mẹ Do Thái luôn cho con học thêm nhiều kỹ năng khác và nhiều bộ môn cùng lúc với khối lượng thời gian lớn như đàn violin, tiếng Anh, toán học.

Nếu cha mẹ bé làm kinh doanh buôn bán thì các bé sẽ được tham gia buôn bán cùng gia đình cùng cha mẹ từ rất sớm. Từ đó, những hoạt động trải nghiệm lớn và liên tục như vậy, các em phải học cách quản lý thời gian, sắp xếp công việc và luôn tự nhủ phải làm việc chăm chỉ.

Chấp nhận rủi ro

Bố mẹ người Do Thái luôn dành câu nói quen thuộc này cho con của mình “Hãy tiến về phía trước”. Ý nghĩa của câu nói này là trẻ phải tự làm mọi việc một mình, luôn phát triển bản thân thay vì giậm chân tại chỗ và tự giành được thành công của riêng mình. Họ luôn cho phép con mạo hiểm bước ra khỏi vùng an toàn, khám phá thế giới và tự xoay sở với vấn đề riêng.

Việc này nhằm giúp trẻ học về sự tự tin, thất bại và chiến thắng. Cha mẹ luôn theo sát con và lưu tâm đến từng hoạt động của trẻ và đưa ra lời khen ngợi, khuyến khích kịp thời. Điều này giúp trẻ kiên trì theo đuổi mục tiêu và sẵn sàng chấp nhận rủi ro.

 

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
  • Trang chủ
  • Phone