Tin tức

Phát triển kỹ năng toán học với giáo cụ Montessori

Brighton Montessori

Phương pháp giáo dục Montessori giúp thúc đẩy tiềm năng của trẻ thông qua việc tạo ra một môi trường học tập thân thiện, chuyên nghiệp với những giáo cụ học tập chuyên biệt, rèn luyện tính tự lập của trẻ. Với phương pháp giáo dục Montessori, bên cạnh việc học tại lớp thì trẻ còn được tham gia nhiều hoạt động khám phá vô cùng bổ ích. Qua đó, trẻ có thêm nhiều niềm vui, kỉ niệm và nhiều kiến thức thực tiễn bổ ích.

Phát triển kỹ năng toán học với giáo cụ Montessori

Ứng dụng phương pháp Montessori trong dạy học toán

“Rất nhiều trẻ khi tính toán luôn dựa vào thứ tự chữ số mà chúng đã thuộc lòng trong trí nhớ, nhưng một lúc nào đó, khi gặp phải số lượng tương ứng với những con số này thì trẻ trở nên mơ hồ”

Với chương trình học theo Phương pháp Montessori của bà Maria Montessori, nó đã đem đến cho trẻ tài liệu tuyệt vời để trẻ tìm hiểu về toán học với những số lượng và biểu tượng tương ứng cùng những bài tập ôn luyện theo cấp độ để đến cả đứa trẻ nhỏ nhất cũng rất hào hứng với việc học toán.

Dạy trẻ học toán theo phương pháp Montessori

Điểm mạnh nhất của dạy trẻ học toán theo phương pháp montessori là cung cấp cho trẻ nền tảng cơ bản nhất của Toán học như. Số là gì? Cộng là gì? Trừ là gì? Nhân là gì? Chia là gì?… Nó bắt đầu từ những cái cụ thể (lượng). Sau đó đến trừu tượng (ký hiệu toán học). Đây là điểm khác biệt đầu tiên với lớp học Toán khác. Vì tại một số lớp học khác trẻ sẽ được học vào các ký hiệu ngay. Như đếm từ 1 đến 10 mà không hiểu thực sự “1” là gì, “10” là gì.

Toán học trong Montessori mang đến cho trẻ cơ hội phát triển các tiềm năng. Khai thác tối đa các thế mạnh của trẻ như. Khả năng vận động tinh, khả năng tập trung, tư duy logic…

Tầm quan trọng giáo cụ montessori là gì?

Giáo cụ trong phương pháp giáo dục Montessori đảm bảo tính logic và độ chính xác cao. Trước khi làm quen với hoạt động toán trẻ được giáo viên hướng dẫn những hoạt động trong lĩnh vực giác quan để củng cố khả năng nhận biết ngôn ngữ với những hình ảnh trực quan cụ thể như: Dày – Mỏng; To – Nhỏ; Cao – Thấp; Nông – Sâu và Dài – Ngắn.

Bài học đầu tiên được sử dụng trong giảng dạy toán đó là một bộ giáo cụ gồm 10 thanh gỗ nhỏ có tên là “Gậy số”. Các cây gậy số không đồng nhất một màu, mỗi đơn vị lấy độ dài là 4 inch được xen kẽ thành màu đỏ và màu xanh. Như vậy trẻ sẽ đếm được trên cây gậy số có mấy đơn vị, nếu như cây gậy số ngắn nhất là 1 đơn vị, thì cây còn lại lần lượt là 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 đơn vị. Trẻ được quan sát tổng thể sự khác biệt và tăng dần về độ dài để nhận biết số lượng.

Khi đã thuần thục với việc học đếm thông qua các bài học và trò chơi. Trẻ được tìm hiểu đến việc nhận biết biểu tượng qua các số nhám 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 từ việc cảm nhận bằng một ngón tay để cảm nhận gậy số. Trẻ cảm nhận số nhám để hình thành những biểu tượng cụ thể 1 có nghĩa là cây gậy số 1 và là một đơn vị. Tương tự 2 – Cây gậy số 2 – 2 đơn vị,….

Chính vì vậy khi đã thuần thục việc đếm số lượng và biểu tượng từ 1 đến 10. Đó cũng là thời điểm trẻ có thể nhận biết đến hệ thập phân, bảng 100. Và thực hiện những phép tính toán trong hệ thập phân đơn vị. Chục, trăm, nghìn thông qua việc liên kết trước đó.

Những trẻ yêu thích việc học toán trong lớp học Montessori. Sau quá trình làm việc chăm chỉ bằng đôi bàn tay kết hợp với tư duy được rèn luyện thông qua lao động. Trẻ có thể biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân chia thậm chí cả phân số. Trẻ sẽ cảm thấy đôi bàn tay mình thật kì diệu đó là. “Công cụ tiếp xúc và di chuyển” để trẻ khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
  • Trang chủ
  • Phone